KINH A DI ĐÀ TIẾNG PHẠN (SANSKRIT)

sukhāvatīvyūhaḥ (saṁkṣiptamātṛkā) - KINH ĐẠI THỪA CỰC LẠC TRANG NGHIÊM (Tiểu Kinh)

sukhāvatīvyūhaḥ |
(saṁkṣiptamātṛkā |)

|| namaḥ sarvajñāya ||

evaṁ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṁ viharati sma jetavane'nāthapiṇḍadasyārāme mahatā bhikṣusaṁghena sārdhamardhatrayodaśabhirbhikṣuśatairabhijñātābhijñātaiḥ sthavirairmahāśrāvakaiḥ sarvairarhadbhiḥ | tadyathā-sthavireṇa ca śāriputreṇa, mahāmaudgalyāyanena ca mahākāśyapena ca mahākapphiṇena ca mahākātyāyanena ca mahākauṣṭhilena ca revatena ca śuddhipanthakena ca nandena ca ānandena ca rāhulena ca gavāṁpatinā ca bharadvājena ca kālodayinā ca vakkulena ca aniruddhena ca | etaiścānyaiśca saṁbahulairmahāśrāvakaiḥ | saṁbahulaiśca bodhisattvairmahāsattvaiḥ | tadyathā mañjuśriyā ca kumārabhūtena, ajitena ca bodhisattvena, gandhahastinā ca bodhisattvena, nityodyuktena ca bodhisattvena, anikṣiptadhureṇa ca bodhisattvena | etaiścānyaiśca saṁbahulairbodhisattvairmahāsattvaiḥ | śakreṇa ca devānāmindreṇa, brahmaṇā ca sahāṁpatinā | etaiśvānyaiśca saṁbahulairdevaputranayutaśatasahasraiḥ || 1 ||

tatra khalu bhagavānāyuṣmantaṁ śāriputramāmantrayati sma-asti śāriputra paścime digbhāge ito buddhakṣetraṁ koṭiśatasahasraṁ buddhākṣetrāṇāmatikramya sukhāvatī nāma lokadhātuḥ | tatra amitāyurnāma tathāgato'rhan samyaksaṁbuddha etarhi tiṣṭhati dhriyate yāpayati, dharmaṁ ca deśayati tatkiṁ manyase śāriputra kena kāraṇena sā lokadhātuḥ sukhāvatītyucyate ? tatra khalu punaḥ śāriputra sukhāvatyāṁ lokadhātau nāsti sattvānāṁ kāyaduḥkhaṁ na cittaduḥkham | apramāṇānyeva sukhakāraṇāni | tena kāraṇena sā lokadhātuḥ sukhāvatītyucyate || 2 ||

punaraparaṁ śāriputra sukhāvatī lokadhātuḥ saptabhirvedikābhiḥ saptabhistālapaṅktibhiḥ kiṅkiṇījālaiśca samalaṁkṛtā samantato'nupatikṣiptā citrā darśanīyā caturṇāṁ ratnānām | tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 3 ||

punaraparaṁ śāriputra sukhāvatyāṁ lokadhātau saptaratnamayyaḥ puṣkariṇyaḥ-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya lohitamuktasya aśmagarbhasya musāragalvasya saptamasya ratnasya | aṣṭāṅgopetavāriparipūrṇāḥ samatīrthakāḥ kākapeyā suvarṇavālukāsaṁstṛtāḥ | tāsu ca puṣkariṇīṣu samantāccaturdiśaṁ catvāri sopānāni citrāṇi darśanīyāni caturṇāṁ ratnānām-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya | tāsāṁ ca puṣkariṇīnāṁ samantādratnavṛkṣā jātāścitrā darśanīyāḥ saptānāṁ ratnānām-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya lohitamuktasyāśmagarbhasya musāragalvasya saptamasya ratnasya | tāsu ca puṣkariṇīṣu santi padmāni jātāni nīlāni nīlavarṇāni nīlanirbhāsāni nīlanidarśanāni | pītāni pītavarṇāni pītanirbhāsāni pītanidarśanāni | lohitāni lohitavarṇāni lohitanirbhāsāni lohitanidarśanāni | avadātāni avadātavarṇāni avadātanirbhāsāni avadātanidarśanāni | citrāṇi citravarṇāni citranirbhāsāni citranidarśanāni śakaṭacakrapramāṇapariṇāhāni | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 4 ||

punaraparaṁ śāriputra tatra buddhakṣetre nityapravāditāni divyāni tūryāṇi | suvarṇavarṇā ca mahāpṛthivī ramaṇīyā | tatra ca buddhakṣetre triṣkṛtvo rātrau triṣkṛtvo divasasya puṣpavarṣaṁ pravarṣati divyānāṁ māndāravapuṣpāṇām | tatra ye sattvā upapannāste ekena purobhaktena koṭiśatasahasraṁ buddhānāṁ vandanti anyāllokadhātūn gatvā | ekaikaṁ ca tathāgataṁ koṭiśatasahasrābhiḥ puṣpavṛṣṭibhirabhyavakīrya punarapi tāmeva lokadhātumāgacchanti divāvihārāya | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 5 ||

punaraparaṁ śāriputra tatra buddhakṣetre santi haṁsāḥ krauñcā mayūrāśca | te triṣkṛtvo rātro triṣkṛtvo divasasya saṁnipatya saṁgītiṁ kurvanti sma, svakasvakāni ca rutāni pravyāharanti | teṣāṁ pravyāharatāmindriyabalabodhyaṅgaśabdo niścarati | tatra teṣāṁ manuṣyāṇāṁ taṁ śabdaṁ śrutvā buddhamanasikāra utpadyate, dharmamanasikāra utpadyate, saṁghamanasikāra utpadyate | tatkiṁ manyase śāriputra tiryagyonigatāste sattvāḥ ? na punarevaṁ draṣṭvyam | tatkasmāddhetoḥ ? nāmāpi śāriputra tatra buddhakṣetre nirayāṇāṁ nāsti, tiryagyonīnāṁ yamalokasya nāsti | te punaḥ pakṣisaṁghāstenāmitāyuṣā tathāgatena nirmitā dharmaśabdaṁ niścārayanti | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 6 ||

punaraparaṁ śāriputra tatra buddhakṣetre tāsāṁ ca tālapaṅktīnāṁ teṣāṁ ca kiṅkiṇījālānāṁ vāteritānāṁ valgurmanojñaḥ śabdo niścarati-tadyathāpi nāma śāriputra koṭiśatasahasrāṅgikasya divyasya tūryasya cāryaiḥ saṁpravāditasya valgurmanojñaḥ śabdo niścarati, evameva śāriputra tāsāṁ ca tālapaṅktīnāṁ teṣāṁ ca kiṅkiṇījālānāṁ vāteritānāṁ valgurmanojñaḥ śabdo niścarati | tatra teṣāṁ manuṣyāṇāṁ taṁ śabdaṁ śrutvā buddhānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati, dharmānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati, saṁghānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati | evarūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 7 ||

tatkiṁ manyase śāriputra kena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate ? tasya khalu punaḥ śāriputra tathāgatasya teṣāṁ ca manuṣyāṇāmaparimitamāyuḥpramāṇam | tena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate | tasya ca śāriputra tathāgatasya daśa kalpā anuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhasya || 8 ||

tatkiṁ manyase śāriputra kena kāraṇena sa tathāgato'mitābho nāmocyate ? tasya khalu punaḥ śāriputra tathāgatasyābhā apratihatā sarvabuddhakṣetreṣu | tena kāraṇena sa tathāgato'mitābho nāmocyate | tasya ca śāriputra tathāgatasyāprameyaḥ śrāvakasaṁgho yeṣāṁ na sukaraṁ pramāṇamākhyātuṁ śuddhānāmarhatām | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 9 ||

punaraparaṁ śāriputra ye amitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sattvā upapannāḥ śuddhā bodhisattvā avinivartanīyā ekajātipratibaddhāsteṣāṁ śāriputra bodhisattvānāṁ na sukaraṁ pramāṇamākhyātumanyatrāprameyāsaṁkhyeyā iti gacchanti | tatra khalu punaḥ śāriputra buddhakṣetre sattvaiḥ praṇidhānaṁ kartavyam | tatkasmāddhetoḥ ? yatra hi nāma tathārūpaiḥ satpuruṣaiḥ saha samavadhānaṁ bhavati | nāvaramātrakeṇa śāriputra kuśalamūlena amitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sattvā upapadyante | yaḥ kaścicchāriputra kulaputro vā kuladuhitā vā tasya bhagavato'mitāyuṣastathāgatasya nāmadheyaṁ śroṣyati, śrutvā ca manasikariṣyati, ekarātraṁ vā dvirātraṁ vā trirātraṁ vā catūrātraṁ vā pañcarātraṁ vā ṣaḍrātraṁ vā saptarātraṁ vāvikṣiptacitto manasikariṣyati, yadā sa kulaputro vā kuladuhitā vā kālaṁ kariṣyati, tasya kālaṁ kurvataḥ so'mitāyustathāgataḥ śrāvakasaṁghaparivṛto bodhisattvaguṇapuraskṛtaḥ purataḥ sthāsyati | so'viparyastacittaḥ kālaṁ kariṣyati ca | sa kālaṁ kṛtvā tasyaivāmitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sukhāvatyāṁ lokadhātāvupapatsyate | tasmāttarhi śāriputra idamarthavaśaṁ saṁpaśyamāna eva vadāmi-satkṛtya kulaputreṇa vā kuladuhitrā vā tatra buddhakṣetre cittapraṇidhānaṁ kartavyam || 10 ||

tadyathāpi nāma śāriputra ahametarhi tāṁ parikīrtayāmi, evameva śāriputra pūrvasyāṁ diśi akṣobhyo nāma tathāgato merudhvajo nāma tathāgato mahāmerurnāma tathāgato meruprabhāso nāma tathāgato mañjudhvajo nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra pūrvasyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 11 ||

evaṁ dakṣiṇasyāṁ diśi candrasūryapradīpo nāma tathāgato yaśaḥprabho nāma tathāgato mahārciḥskandho nāma tathāgato merupradīpo nāma tathāgato'nantavīryo nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra dakṣiṇasyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 12 ||

evaṁ paścimāyāṁ diśi amitāyurnāma tathāgato'mitaskandho nāma tathāgato'mitadhvajo nāma tathāgato mahāprabho nāma tathāgato mahāratnaketurnāma tathāgataḥ śuddharaśmiprabho nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra paścimāyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 13 ||

evamuttarāyāṁ diśi mahārciḥskandho nāma tathāgato vaiśvānaranirghoṣo nāma tathāgato dundubhisvaranirghoṣo nāma tathāgato duṣpradharṣo nāma tathāgataḥ ādityasaṁbhavo nāma tathāgato jaleniprabho nāma tathāgataḥ prabhākaro nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra uttarāyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 14 ||

evamadhastāyāṁ diśi siṁho nāma tathāgato yaśo nāma tathāgato yaśaḥprabhāso nāma tathāgato dharmo nāma tathāgato dharmadharo nāma tathāgato dharmadhvajo nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra adhastāyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūiyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 15 ||

evamupariṣṭhāyāṁ diśi brahmaghoṣo nāma tathāgato nakṣatrarājo nāma tathāgata indraketudhvajarājo nāma tathāgato gandhottamo nāma tathāgato gandhaprabhāso nāma tathāgato mahārciskandho nāma tathāgato ratnakusumasaṁpuṣpitagātro nāma tathāgataḥ sālendrarājo nāma tathāgato ratnotpalaśrīrnāma tathāgataḥ sarvārthadarśī nāma tathāgataḥ sumerukalpo nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra upariṣṭhāyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 16 ||

tatkiṁ manyase śāriputra kena kāraṇenāyaṁ dharmaparyāyaḥ sarvabuddhaparigraho nāmocyate ? ye kecicchāriputra kulaputra vā kuladuhitaro vā asya dharmaparyāyasya nāmadheyaṁ śroṣyanti, teṣāṁ va buddhānāṁ bhagavatāṁ nāmadheyaṁ dhārayiṣyanti, sarve te buddhaparigṛhītā bhaviṣyanti, avinivartanīyāśca bhaviṣyanti anuttarāyāṁ samyaksambodhau | tasmāttarhi śāriputra śraddadhādhvaṁ pratīyatha mā kāṅkṣayatha mama ca teṣāṁ ca buddhānāṁ bhagavatām | ye kecicchāriputra kulaputrā vā kuladuhitaro vā tasya bhagavato'mitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre cittapraṇidhānaṁ kariṣyanti, kṛtaṁ vā kurvanti vā, sarve te'vinivartanīyā bhaviṣyantyanuttarāyāṁ samyaksaṁbodhau | tatra ca buddhakṣetra upapatsyanti, upapannā vā upapadyanti vā | tasmāttarhi śāriputra śrāddhaiḥ kulaputraiḥ kuladuhitṛbhiśca tatra buddhakṣetre cittapraṇidhirutpādayitavyaḥ || 17 ||

tadyathāpi nāma śāriputra ahametarhi teṣāṁ buddhānāṁ bhagavatāmevamacintyaguṇān parikīrtayāmi, evameva śāriputra mamāpi te buddhā bhagavanta evamacintyaguṇān parikīrtayanti | suduṣkaraṁ bhagavatāṁ śākyamuninā śākyādhirājena kṛtam | sahāyāṁ lokadhātāvanuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbudhya sarvalokavipratyayanīyo dharmo deśitaḥ kalpakaṣāye sattvakaṣāye dṛṣṭikaṣāya āyuṣkaṣāye kleśakaṣāye || 18 ||

tanmamāpi śāriputra paramaduṣkaraṁ yanmayā sahāyāṁ lokadhātāvanuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbudhya sarvalokavipratyayanīyo dharmo deśitaḥ sattvakaṣāye dṛṣṭikaṣāye kleśakaṣāya āyuṣkaṣāye kalpakaṣāye || 19 ||

idamavocadbhagavānāttamanāḥ | āyuṣmān śāriputraste ca bhikṣavaste ca bodhisattvāḥ sadevamānuṣāsuragandharvaśca loko bhagavato bhāṣitamabhyanandan || 20 ||

sukhāvatīvyūho nāma mahāyānasūtram ||
 (saṁkṣiptamātṛkā | )


Dịch Việt Văn:

KINH ĐẠI THỪA CỰC LẠC TRANG NGHIÊM

Tiểu kinh

Quang Đăng dịch từ Sanskrit sang Việt văn

Nam mô nhất thiết chủng trí


Như vậy tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại thành Sravasti, trong vườn Jetavana-anathapindika, cùng các đại Tỳ Kheo tăng tất cả một ngàn hai trăm năm mươi người, đều là A La Hán, bậc đại tôn túc Thanh Văn, được mọi người biết đến, như là:

Trưởng lão Sariputta, Maha-Moggallana, Maha-Kasapa, Maha-Kapina, Maha-Katyayana, Maha-Kausthila, Revata, Suddhipandaka, Nanda, Ananda, Rahula, Gavampati, Bharadvaja, Kalodayi, Vakkula, Aniruddha, và có nhiều vị đại Thanh Văn như vậy.

Lại có nhiều vị đại Bồ Tát Ma Ha Tát như là: Manjusiri đồng tử, Ajita Bồ Tát, Gandhahasti Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, Aniksiptadhura Bồ Tát, và có rất nhiều vị Bồ Tát Ma Ha Tát như vậy, thiên chúa Indra vua cõi trời Đao Lợi, Phạm Thiên Vương chúa cõi Ta Bà, như thế có vô lượng trăm ngàn chư thiên tử câu hội.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo trưởng lão Sariputta rằng: Này Sariputta! Từ đây về phương Tây quá trăm ngàn câu chi cõi Phật, có cõi Phật tên là thế giới Sukhavat (Cực Lạc), có đức Phật hiệu Amita Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác hiện tại đang ở đó thuyết pháp cho đại chúng cung kính vây quanh.

Này Sariputta! Tại sao thế giới đó tên là Sukhavat? Này Sariputta! Chúng sanh ở thế giới Sukhavat đó không có thân khổ và tâm khổ, thường thọ vô lượng lạc, thế nên gọi là thế giới Sukhavat.

Lại này Sariputta! Thế giới Sukhavat có bảy lớp tường rào bao quanh, bảy lớp hàng cây cọ dừa, các lưới chuông nhỏ giăng treo nghiêm đẹp lạ thường đều bằng bốn báu hợp thành, như vàng, bạc, ngọc mắt mèo, pha lê.

Này Sariputta! Cõi Phật đó được trang nghiêm các sắc tuyệt diệu như vậy.

Lại này Sariputta! Thế giới Sukhavat có ao sen do bảy báu như vàng, bạc, ngọc mắt mèo, pha lê, ngọc đỏ, ngọc lục bảo, san hô hợp thành. Nước tám công đức có thể uống được đầy tràn đến miệng ao, đáy ao thuần bằng cát vàng. Bậc thang, lối đi giao nhau bốn phía bên ao đều bằng bốn báu như vàng, bạc, ngọc mắt mèo, pha lê. Các lầu gác bên ao nhìn rất đáng ưa thích do bảy báu như vàng, bạc, ngọc mắt mèo, pha lê, ngọc đỏ, ngọc lục bảo, san hô trang trí. Trong ao có các loài hoa sen, màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng ánh sáng trắng, nhiều màu thì ánh sáng nhiều màu, năm loại hoa sen đó đường kính như chiều rộng bánh xe.

Này Sariputta! Cõi Phật đó được trang nghiêm các sắc tuyệt diệu như vậy.

Lại này Sariputta! Cõi Phật đó thường tấu nhạc trời, quả địa cầu bằng vàng ròng rất đẹp ý. Ở cõi Phật đó, đêm ba thời, ngày ba thời trời mưa diệu hoa Mandara. Các chúng sanh ở đó, mỗi người vào lúc sáng sớm đi đến trăm ngàn câu chi thế giới để cúng dường chư Phật. Mỗi người mưa hoa lên vô lượng trăm ngàn câu chi các đức Như Lai và trở về bổn quốc vào cuối ngày.

Này Sariputta! Cõi Phật đó được trang nghiêm các sắc tuyệt diệu như vậy.

Lại này Sariputta! Ở cõi Phật đó có các loài chim hạc, chim dẽ, chim công, đêm ba thời, ngày ba thời cùng nhau hót các tiếng hòa nhã, âm thanh của mỗi con chim hót các tiếng căn, tiếng lực, tiếng phần bồ đề. Mọi người ở đó nghe được các tiếng này, đều sanh tâm niệm Phật, sanh tâm niệm Pháp, sanh tâm niệm Tăng.

Này Sariputta! Có phải ông nghĩ rằng các loài thú đó là do tội báo sanh ra đúng không? Ông chớ nghĩ như vậy. Tại sao? Này Sariputta! Ở cõi Phật đó không có ác đạo, các loài thú đó không có sanh từ cõi chết. Các chư tăng loài chim đó là do đức Amita Như Lai muốn pháp âm tuyên lưu mà biến hóa ra.

Này Sariputta! Cõi Phật đó được trang nghiêm các sắc tuyệt diệu như vậy.

Lại này Sariputta! Ở cõi Phật đó, gió thổi các hàng cây cọ dừa, các màn lưới, làm phát ra các tiếng rất đẹp diệu vừa ý. Này Sariputta! Giống như trăm ngàn câu chi nhạc trời đồng thời tấu lên các tiếng đẹp diệu vừa ý. Cũng như vậy, Sariputta! Khi gió thổi các hàng cây cọ dừa, các màn lưới, cũng phát ra các tiếng rất đẹp diệu vừa ý như thế. Mọi người ở đó nghe được các tiếng này đều được trụ định Phật thân, trụ định Pháp thân, trụ định Tăng thân.

Này Sariputta! Cõi Phật đó được trang nghiêm các sắc tuyệt diệu như vậy.

Lại này Sariputta! Ông có nghĩ rằng tại sao đức Phật đó có tên Amita không? Này Sariputta! Thọ lượng của đức Như Lai đó và chúng nhân dân là vô lượng vô biên, thế nên Như Lai đó có tên là Amita. Này Sariputta! Đức Như Lai đó đã giác ngộ Anuttara Samyaksambodhi đến nay đã mười kiếp.

Này Sariputta! Ông có nghĩ tại sao đức Như Lai đó lại có tên là Amita nữa không? Này Sariputta! Ánh sáng của đức Như Lai đó chiếu tất cả quốc độ chư Phật không có chướng ngại, thế nên đức Như Lai đó có tên là Amita. Sariputta! Đức Như Lai đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử, đều là bậc thanh tịnh A La Hán, dù có thí dụ cũng không dễ gì nói hết được.

Này Sariputta! Cõi Phật đó được trang nghiêm các sắc tuyệt diệu như vậy.

Lại này Sariputta! Trong cõi Phật của đức Amita Như Lai, các chúng sanh ở đó đều là thanh tịnh Bồ Tát bất thoái chuyển nhất sanh bổ xứ. Này Sariputta! Chư Bồ Tát như thế vô lượng vô biên, dù có thí dụ cũng không thể nói hết được, cũng không thể kịp được.

Thế nên, Sariputta! Các chúng sanh phải nên nỗ lực nguyện sanh về cõi Phật đó. Tại sao vậy? Nơi chốn và danh tự các sắc như vậy, là chỗ những người thiện trí ở chung với nhau. Này Sariputta! Chỉ có nhiều nhân duyên thiện căn thì chúng sanh mới đến được cõi Phật của đức Amita Như Lai.

Này Sariputta! Nếu có thiện nam tử hay thiện nữ nhân nào nghe được danh hiệu của đức Phật Amita Như Lai, lắng nghe và có thể giữ trong tâm trí, hoặc một đêm, hoặc hai đêm, hoặc ba đêm, hoặc bốn đêm, hoặc năm đêm, hoặc sáu đêm, hoặc bảy đêm, thì được niệm tâm không tán loạn. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân này lúc chết, thì ngay lúc sắp chết thấy đức Amita Như Lai cùng chúng Thanh Văn đệ tử vây quanh và chư Bồ Tát hiện tại trước mặt. Tâm người đó khi chết không có điên đảo, sau khi chết được sanh về thế giới Sukhavat cõi Phật của đức Amita Như Lai.

Do đó, Sariputta! Ta nhận thấy được lợi ích này nên nói rằng: Các thiện nam tử, thiện nữ nhân phải nên phát tâm sanh về cõi Phật đó.

Này Sariputta! Như ta nay đang xưng tán danh hiệu; Sariputta! Phương Đông cũng có Bất Động Phật,[1] Meru Tràng Phật,[2] Đại Meru Phật, Meru Quang Phật,[3] Diệu Tràng Phật.[4] Này Sariputta! Phương Đông có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn như vậy, mỗi vị đều ở quốc độ Phật của mình hiện tướng lưỡi trùm khắp nói lời thành thật rằng: Các ông nên tin nhận pháp môn danh hiệu được tất cả chư Phật hộ niệm xưng tán bất khả tư nghị công đức này.

Cũng vậy, phương Nam có Nhật Nguyệt Đăng Phật,[5] Danh Văn Quang Phật,[6] Đại Diệm Kiên Phật,[7] Meru Đăng Phật,[8] Vô Tận Lực Phật.[9] Này Sariputta! Phương Nam có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn như vậy, mỗi vị đều ở quốc độ Phật của mình hiện tướng lưỡi trùm khắp nói lời thành thật rằng: Các ông nên tin nhận pháp môn danh hiệu được tất cả chư Phật hộ niệm xưng tán bất khả tư nghị công đức này.

Cũng vậy, phương Tây có Amita Phật, Amita Kiên Phật, Amita Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Bảo Cự Phật, Tịnh Quang Phật. Này Sariputta! Phương Tây có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn như vậy, mỗi vị đều ở quốc độ Phật của mình hiện tướng lưỡi trùm khắp nói lời thành thật rằng: Các ông nên tin nhận pháp môn danh hiệu được tất cả chư Phật hộ niệm xưng tán bất khả tư nghị công đức này.

Cũng vậy, phương Bắc có Đại Diệm Kiên Phật, Quảng Biến Âm Phật, Tượng Cổ Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Quang Phật, Nhật Quang Phật. Này Sariputta! Phương Bắc có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn như vậy, mỗi vị đều ở quốc độ Phật của mình hiện tướng lưỡi trùm khắp nói lời thành thật rằng: Các ông nên tin nhận pháp môn danh hiệu được tất cả chư Phật hộ niệm xưng tán bất khả tư nghị công đức này.

Cũng vậy, phương hạ có Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Văn Quang Phật, Dharma Phật, Trì Pháp Phật, Pháp Tràng Phật. Này Sariputta! Phương hạ có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn như vậy, mỗi vị đều ở quốc độ Phật của mình hiện tướng lưỡi trùm khắp nói lời thành thật rằng: Các ông nên tin nhận pháp môn danh hiệu được tất cả chư Phật hộ niệm xưng tán bất khả tư nghị công đức này.

Cũng vậy, phương thượng có Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Indra Tịnh Tràng Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Bảo Hoa Tịnh Nghiêm Thân Phật, Sala Thọ Vương Phật, Bảo Khai Lam Liên Hoa Đức Phật, Quán Nhất Thiết Nghĩa Phật, Sumeru Kalpa Phật. Này Sariputta! Phương thượng có hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn như vậy, mỗi vị đều ở quốc độ Phật của mình hiện tướng lưỡi trùm khắp nói lời thành thật rằng: Các ông nên tin nhận pháp môn danh hiệu được tất cả chư Phật hộ niệm xưng tán bất khả tư nghị công đức này.

Này Sariputta! Ông có nghĩ tại sao gọi là pháp môn được tất cả chư Phật hộ niệm không? Này Sariputta! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe được pháp môn danh hiệu này, sẽ thọ trì danh hiệu của các đức Phật Thế Tôn, họ sẽ được tất cả chư Phật hộ niệm, đều sẽ được bất thoái chuyển Anuttara Samyaksambodhi. Thế nên Sariputta! Các ông nên tin nhận lời của ta và các đức Phật Thế Tôn đã nói.

Này Sariputta! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào sẽ phát tâm sanh về cõi Phật của đức Thế Tôn Amita Như Lai, hoặc đang phát tâm, hoặc đã phát tâm, tất cả đều sẽ được bất thoái chuyển Anuttara Samyaksambodhi, khi sẽ sanh, đang sanh hoặc đã sanh được về cõi Phật đó. Thế nên, Sariputta! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân phải nên tin nhận, phát tâm sanh về cõi Phật đó.

Này Sariputta! Như ta nay đang xưng tán bất khả tư nghị công đức của chư Phật Thế Tôn; này Sariputta, cũng như vậy, các đức Phật Thế Tôn cũng đã xưng tán công đức bất khả tư nghị của ta rằng: Thật khó thay! Đức Thế Tôn Sakyamuni thuộc dòng vương tộc Sakya, ở thế giới Ta Bà có các hiện tượng kiếp thoái hóa, chúng sanh thoái hóa, tầm nhìn thoái hóa, mạng sống thoái hóa, phiền não thoái hóa mà giác ngộ Anuttara Samyaksambodhi, dạy pháp cho tất cả quốc độ.

Này Sariputta! Thật là rất khó! Ta nay ở thế giới Ta Bà có đủ các hiện tượng chúng sanh thoái hóa, tầm nhìn thoái hóa, phiền não thoái hóa, mạng sống thoái hóa, kiếp thoái hóa mà giác ngộ Anuttara Samyaksambodhi, hướng dẫn pháp cho tất cả quốc độ.

Đức Thế Tôn nói pháp này xong, trưởng lão Sariputta, và các Tỳ Kheo cùng các Bồ Tát, trời, người asura, gandhara v.v… Nghe đức Thế Tôn nói, hoan hỷ tín thọ phụng hành.

Kinh Đại Thừa Danh Hiệu Cực Lạc Trang Nghiêm

Tiểu kinh




[1] Akṣobhya Phật: Hán dịch, A Súc Bệ Phật (阿閦鞞佛), hoặc Bất Động Phật (不動). Akṣobhya: Không dao động.
[2] Merudhvaja Phật: Hán dịch, Tu Di Tướng Phật (須彌相佛). Meru: Tu Di (phiền âm Hán 須彌); dhvaja: Cờ, cây cờ (Tràng - ). Như vậy phải dịch là Tu Di Tràng Phật.
[3] Meruprabha Phật: Hán dịch, Tu Di Quang Phật (須彌光佛). Meru: Tu Di (phiền âm Hán 須彌); prabha: ánh sáng (Quang - )
[4] mañjudhvaja Phật: Hán dịch, Diệu Âm Phật (妙音佛). Mañju: rất đẹp, kỳ diệu, vi diệu (Diệu - ); dhvaja: Cờ, cây cờ (Tràng - ). Như vậy phải dịch là Diệu Tràng Phật.
[5] candrasūryapradīpa Phật: Hán dịch, Nhật Nguyệt Đăng Phật (日月燈佛). Candra: Mặt trăng (Nguyệt - ); sūrya: Mặt trời (Nhật - ); pradīpa: Đèn (Đăng - )
[6] Yasahprabha Phật: Hán dịch, Danh Văn Quang Phật. yaśaḥ: danh tiếng (Danh Văn - 名聞); prabha: ánh sáng (Quang - ).
[7] Mahārciḥskandha Phật: Hán dịch, Đại Diệm Kiên Phật (大焰肩佛). mahārciḥ: lửa cháy lớn (Đại Diệm - 大焰); skandha: vai, bả vai (Kiên - ).
[8] Merupradīpa Phật: Hán dịch, Tu Di Đăng Phật (須彌燈佛). Meru: Tu Di (phiền âm Hán 須彌); pradīpa: Đèn (Đăng - ).
[9] Anantavīrya Phật: Hán dịch, Vô Lượng Tinh Tấn Phật (無量精進佛). Ananta: Vô tận, không giới hạn, bất tận; vīrya: lực, sức mạnh, sinh khí. Như vậy phải dịch là Vô Tận Lực Phật.
 

Comments

Unknown said…
Dịch xác nghĩa

Popular posts from this blog

PHẬT NÓI KINH PHÁP ẤN

ṣaṇmukhī-dhāraṇī - Lục Diện dhāraṇī